Ở nhà, con cũng cần được an toàn!

– Cài đặt nhiệt độ nước trong nhà bằng hoặc thấp hơn 48 độ C. Nhớ tắt vòi nước nóng trước mới đến vòi nước lạnh để bé không bị phỏng.

Trẻ 1 tuổi đang trong giai đoạn tập đi và cực kỳ muốn khám phá mọi ngóc ngách trong nhà. Làm sao để giữ an toàn cho bé? Đâu là cách chăm sóc trẻ 1 tuổi tốt nhất?

Bước sang năm thứ 2, trẻ đã có thể đứng khá vững và đang tập đi. Nhiều bé có khả năng đi đứng khá thành thạo. Lúc này, thật khó để kiểm soát bé, bởi bản tính khám phá, tò mò của bé đang phát triển hết sức mạnh mẽ. Chỉ cần chút sở hở, không để ý của ba mẹ, người lớn, bé có thể đối mặt với rất nhiều nguy hiểm ngay trong nhà. Điện giật, đồ vật sắc nhọn, thuốc tẩy rửa,… và rất nhiều nguy cơ rình rập khác. Phải làm sao để giữ an toàn cho bé? Cách chăm sóc trẻ 1 tuổi an toàn có rất nhiều điều mẹ cần lưu ý. Theo đó, nhất định phải nhớ những quy tắc sau:

– Không bao giờ để bé ở nhà một mình hoặc với một người anh em của bé hoặc với các loại thú nuôi.

– Mẹ cần biết cách sơ cứu và có bộ dụng cụ sơ cứu ở nhà.
chăm sóc trẻ 1 tuổi, chăm sóc bé 1 tuổi

Mẹ luôn phải chuẩn bị sẵn 1 tủ thuốc mini, 1 bộ sơ cấp cứu căn bản ở nhà

– Ăn mặc hợp lý cho bé. Với một em bé đang tuổi vận động tốt nhất không nên dùng khăn choàng cổ hoặc bất kỳ vật dụng nào có thể gây nguy hiểm.

– Tập cho bé nguyên tắc không nên sờ vào một số đồ vật. Lúc đầu bé còn quá nhỏ để hiểu tại sao không thể đụng vào hoặc chơi với những gì bé tiếp xúc. Đó là điều bé nên bắt đầu học từ sớm.

– Trẻ không được vào bếp không có sự giám sát trực tiếp của ba mẹ, người lớn.

– Trẻ không được cho bất cứ thứ gì vào miệng mà ba mẹ chưa cho phép.
Trẻ 1 tuổi: Muốn ngoan, “uốn” ngay từ đầu
Trẻ 1 tuổi: Muốn ngoan, “uốn” ngay từ đầu

Trẻ 1 tuổi đã bắt đầu hình thành tính cách riêng của mình và có thể tỏ ra rất bướng bỉnh. Nếu vẫn chưa biết cách dạy trẻ 1 tuổi, mẹ có thể làm…

– Luôn để tay nắm nồi và chảo quay vào trong.

– Lắp chốt ngăn trẻ em trên các ngăn kéo và tủ. Một số bé nghịch ngợm sẽ tìm cách đến gần những cái chốt ấy nên bạn phải để mọi thứ trên cao.

– Đóng chặt thùng, tủ, ngăn kéo. Không chỉ nguy hiểm, bé còn có thể tạo ra một đống hỗn độn.

– Không bao giờ đặt ghế đẩu gần nơi bé có thể trèo lên.

– Đặt tất cả các loại dây, cáp điện xa tầm tay bé.

– Cất các chất tẩy rửa và đánh bóng trong tủ cao và luôn cài chặt chốt cửa.

– Không bao giờ để bé một mình trong bồn tắm cho đến khi bé năm tuổi.

– Cài đặt nhiệt độ nước trong nhà bằng hoặc thấp hơn 48 độ C. Nhớ tắt vòi nước nóng trước mới đến vòi nước lạnh để bé không bị phỏng.

– Đặt thảm chống trượt dưới đáy bồn để bé không bị ngã và đập đầu.

– Khóa cửa sổ – nhất là những cửa sổ tầng trên.

– Dùng loại chốt cửa ngăn các cửa sổ mở rộng hơn 10 cm, đặc biệt là trong các khu căn hộ và cửa sổ tầng hai.

– Để cửa không sập lại làm kẹt tay bé, hãy đặt một chiếc khăn trên đầu cửa để giữ cửa khép hờ.

– Dạy bé không để ngón tay gần bản lề cửa.

– Đặt các đồ vật dễ vỡ trên cao và xa tầm tay bé.

– Đặt các loại thuốc, bình xịt, sản phẩm dùng cho tóc, dao cạo và hoá chất trong một loại tủ trẻ em không mở được.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Thông Tin Kinh Doanh