Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 1: Sự âm thầm lặng lẽ

Nếu nghi ngờ mình đang mang thai, bạn có thể sử dụng que thử thai tại nhà với độ chính xác khoảng 95% hoặc “lên lịch” cho một thử nghiệm hCG trong máu hoặc khám phụ khoa để xác nhận. Càng biết sớm, bạn càng có nhiều thời gian chăm sóc bé cưng của mình hơn.

Nếu không thật sự để ý, mẹ bầu rất dễ bỏ qua trong tháng thứ nhất, bởi những thay đổi lúc này rất nhỏ và dễ gây nhầm lẫn. Không sao bầu ơi, bài viết sau đây sẽ giúp bầu cập nhật đầy đủ sự hình thành và phát triển của con trong giai đoạn cơ bản nhất. Đừng bỏ lỡ nhé!

Trong tháng đầu, bé chỉ là một hạt nhỏ dài khoảng 0,8mm

Sự hình thành của chính thức được bắt đầu từ cuộc “gặp gỡ định mệnh” giữa tinh trùng và trứng. Ngay từ thời điểm này, một vài đặc điểm nhận dạng của bé cưng như màu tóc, màu mắt, giới tính… đã được quyết định.

Trong vòng 24 giờ sau khi thụ tinh, trứng nhanh chóng phân chia thành nhiều tế bào. Trong 3 ngày tiếp theo, hợp tử tiếp tục phân chia và di chuyển qua ống dẫn trứng đến tử cung, bám chặt vào nội mạc tử cung. Quá trình này gọi là “sự cấy thai”, và có thể gây chảy máu âm đạo nhẹ với một số phụ nữ. Nội mạc tử cung trở nên dày hơn và cổ tử cung được đóng kín bằng một “nút” chất nhầy sẵn sàng cho sự phát triển của thai nhi trong 9 tháng tới.

Sau khi “định cư” ở nhà mới, nhau thai và dây rốn bắt đầu hình thành, chịu trách nhiệm cung cấp dinh dưỡng và oxy và mang đi các chất thải của bé. Ngoài ra, em bé trong bụng mẹ sẽ được bao bọc trong một túi chất lỏng, gọi là túi ối, để bảo vệ bé khỏi va đập và áp lực. Cùng với với sự hình thành của nhau thai và túi ối, phôi thai cũng hình thành 3 lớp mô. Lớp bên ngoài bao gồm não, dây thần kinh và da. Các lớp trung bì trở thành xương, cơ, mạch máu, nội tạng tim, bộ phận sinh dục. Lớp bên trong giữ dạ dày, gan, ruột, phổi, và đường tiết niệu. Đến cuối tháng đầu tiên, bé cưng chỉ nhỏ như một hạt vừng, đã có đầu và thân với chiều dài chưa tới 0,8 mm và đang dần hoàn thiện những “nền móng” cơ bản nhất.

Sự thay đổi của mẹ

Cùng với sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn này, cơ thể mẹ bầu cũng xuất hiện nhiều thay đổi. Thậm chí, với một số người tinh ý, mẹ bầu có thể đã phát hiện sự có mặt của bé trong tử cung của mình nhờ một số dấu hiệu mang thai như: tăng dịch tiết âm đạo, mệt mỏi, buồn nôn, thèm ăn…

Nếu nghi ngờ mình đang mang thai, bạn có thể sử dụng que thử thai tại nhà với độ chính xác khoảng 95% hoặc “lên lịch” cho một thử nghiệm hCG trong máu hoặc khám phụ khoa để xác nhận. Càng biết sớm, bạn càng có nhiều thời gian chăm sóc bé cưng của mình hơn.

Những tuần đầu tiên là thời gian dễ bị tổn thương nhất đối với thai nhi. Muốn con phát triển tốt nhất, mẹ nên ngưng một số thói quen không lành mạnh của mình nhé! Ngưng hút thuốc lá và cắt giảm rượu bia, kiểm tra môi trường làm việc để loại bỏ độc hại… Đặc biệt, nếu nhà có nuôi mèo, me bầu nên “bàn giao” lại trách nhiệm xử lý chất thải cho anh xã nhé! Vì trong chất thải của mèo có thể xuất hiện vi khuẩn toxoplasmosis, gây dị tật bẩm sinh ảnh hưởng chức năng hoạt động của tai, mắt thậm chí hệ thần kinh của thai nhi. Vì vậy, bầu nên cẩn thận một chút nhé!

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Thông Tin Kinh Doanh