Kinh nghiệm “bí truyền” để chăm bé sơ sinh

Tiếng khóc của trẻ sơ sinh lúc nào cũng là một ẩn ý, ký hiệu nào đó. Vì vậy, cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách là mẹ cần giải mã được nhu cầu qua tiếng oe oe của con. Nếu dỗ mãi bé không nín, mẹ nên áp dụng thử những bí quyết dưới đây:

Bạn có thể cảm thấy ngộp thở khi làm mẹ những ngày đầu sau sinh. Với cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách sau, mọi mệt mỏi sẽ nhanh chóng tan biến!

Lần đầu làm mẹ, mang thai đã khó khăn vô vàn, sinh con xong tưởng sẽ bớt mệt, hóa lại càng mệt hơn, mệt kiểu khác gấp trăm lần. Đó là do bạn chưa biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách mà thôi. Chăm sóc bé mới sinh, dù là lần nào, cũng đều vất vả như nhau. Một số bí quyết hữu hiệu sau nhất định mẹ không nên bỏ qua!

1/ Bế và đỡ bé sơ sinh như thế nào?
chăm sóc trẻ sơ sinh

Bế con mẹ nhớ cẩn thận bởi giai đoạn nhũ nhi hệ xương con còn yếu lắm

Dù chọn tư thế nào, mẹ luôn phải đỡ đầu bé vì cổ của trẻ sơ sinh chưa đủ cứng cáp để giữ được đầu. Cách bế trẻ sơ sinh như sau: Bé nằm ngửa, mẹ dùng hai cánh tay bế bé lên, một tay đỡ phía dưới trong khi tay kia có thể để thoải mái. Dùng cánh tay đỡ đầu bé còn phần bàn tay đỡ phần mông. Cánh tay kia của bạn bây giờ có thể hỗ trợ hoặc vuốt ve bé nhẹ nhàng.

2/ Câu chuyện muôn thưở cho con bú

Trẻ sơ sinh cần ăn liên tục cứ khoảng 2-3 giờ/lần, theo đó, mẹ cần cho bé bú ít nhất 8-12 lần/ngày, cả ngày lẫn đêm. Bé đã được bổ sung 88% nước từ sữa nên mẹ tuyệt đối không cho bé uống thêm nước. Đừng lo lắng nếu con bị sút cân trong vòng 5 ngày đầu tiên sau sinh, đây là giai đoạn những chất lỏng dư thừa trong cơ thể bé bị tống ra ngoài. Chỉ sau 1-2 tuần nữa thôi, bé sẽ lấy lại cân nặng khi sinh của mình và trên đà phát triển vùn vụt.

3/ Giúp trẻ sơ sinh ợ hơi

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách không thể thiếu bí quyết giúp bé ợ hơi. Trẻ sơ sinh thường hay nuốt không khí vào trong lúc bú, dễ gây đầy bụng, nôn trớ. Do đó, mẹ nên giúp bé ợ hơi với 3 phương pháp sau:

– Bế đứng bé dựa vào cổ mẹ, vỗ nhẹ vào lưng bé bằng bàn tay kia.

– Để bé nằm sấp trên đùi, vỗ nhẹ tay vào lưng bé.

– Cho bé ngồi trong lòng, đỡ ngực và đầu rồi vỗ vào lưng bé.

4/ Chăm sóc giấc ngủ của bé
chăm sóc trẻ sơ sinh

Mẹ nhớ chăm chút giấc ngủ của con nữa nhé, con mê ngủ từ khi trong bụng mẹ lận kia!

Trẻ sơ sinh những tháng đầu chỉ có nhu cầu ăn, ngủ, ít nhu cầu thức và chơi. Trung bình một ngày bé ngủ khoảng 10 tiếng, hầu hết đều không ngủ suốt đêm cho đến khi đạt mốc 4-6 tháng tuổi. Để mẹ khỏe, bé ngủ ngon, nên điều chỉnh thói quen, giờ giấc ngủ của trẻ thiên về đêm nhiều hơn bằng những mẹo như sau:

– Khi cho bé ăn và thay tã cho bé buổi đêm, tốt nhất mẹ chỉ nên để đèn mờ, tránh làm bé thức luôn do đèn điện quá sáng, việc thay tã quá mất thời gian.

– Đừng để giấc ngủ ngày của bé quá 3-4 tiếng mỗi lần ngủ. Nên khuyến khích bé dậy chơi, để dành thời gian ngủ cho ban đêm.

– Giường ngủ của bé nên là nệm phẳng, chắc, không bao bọc quá nhiều thú nhồi bông, chăn, gối xung quanh, bởi những vật vô hại này có thể là nguyên nhân khiến bé tử vong do ngạt thở.

5/ Mẹo dỗ bé nín khóc

Tiếng khóc của trẻ sơ sinh lúc nào cũng là một ẩn ý, ký hiệu nào đó. Vì vậy, cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách là mẹ cần giải mã được nhu cầu qua tiếng oe oe của con. Nếu dỗ mãi bé không nín, mẹ nên áp dụng thử những bí quyết dưới đây:

– Giúp bé ợ hơi thường xuyên, tình trạng đầy bụng có thể là lý do khiến bé khó chịu, cáu kỉnh và quấy khóc.

– Bế bé trong tay, đi lại hoặc đu đưa nhẹ nhàng. Ca hát, thủ thỉ, chơi đùa với bé cũng giúp con mau nín khóc.

– Cho bé vào xe đẩy đi dạo vòng quanh, chuyển động có tác dụng làm dịu trẻ sơ sinh đang khó chịu.

– Thay tã, quần áo bẩn cho bé, lau sạch hoặc tắm qua nước ấm giúp bé dễ chịu hơn.

6/ Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh

Da trẻ sơ sinh cực kỳ mỏng manh, nhạy cảm, do đó mẹ cần quan tâm chăm sóc đặc biệt cẩn thận. Khi vừa mới sinh, cơ thể bé được bao bọc bởi lớp chất gây, giúp giữ nhiệt và bảo vệ da cho trẻ trước môi trường đầy vi khuẩn bên ngoài. Sau khoảng 24-48 tiếng, lớp gây này cần được làm sạch để hạn chế điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

7/ Chăm sóc rốn cho bé mới sinh

Cuống rốn của bé sẽ khô lại sau 7-10 ngày và tự rụng ra. Cho đến thời điểm này, mẹ nên cẩn thận trong chuyện chăm sóc rốn cho bé. Theo đó, tuyệt đối đừng để rốn của bé bị ướt, bẩn, mất vệ sinh. Mẹ có thể dùng cồn để vệ sinh rốn cho bé. Khi cuống rốn rụng, dùng nước ấm sạch để lau qua, bởi có thể sẽ dính chút máu. Tránh tác động mạnh, gây tổn thương rốn trẻ sơ sinh.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Thông Tin Kinh Doanh