Sự phát triển của trẻ sơ sinh: Đối với bé 3 tháng tuổi

Không chỉ mỉm cười để đáp lại những người xung quanh, nụ cười của bé bây giờ còn được dùng để thu hút sự chú ý của người khác. Mỗi khi mẹ xuất hiện trong “vùng phủ sóng” của trẻ, bạn có thể nhận thấy bé sẽ cố vẫy tay, đá chân hay cười để thể hiện sự chào đón của mình.

Không chỉ nhìn theo những cử động của mẹ, trẻ 3 tháng tuổi đã bắt đầu để ý đến những gì mẹ đang quan sát, và thậm chí cố gắng nhìn theo tầm mắt của mẹ

Không có nhiều thay đổi đáng kể, nhưng mỗi biến chuyển trong giai đoạn này đều là bước tiến giúp 3 tháng tuổi hiểu rõ thêm về thế giới xung quanh, đồng thời tạo tiền đề cho những phát triển về sau của bé.

1/ Sự phát triển thể chất

3 tháng tuổi, bé sẽ phát triển rõ rệt về cân nặng và chiều cao so với lúc mới chào đời. Bé trở nên mủm mĩm hơn, và nhiều đồ mẹ mua cho sẽ không còn vừa với con nữa.

Đây cũng là khoảng thời gian bé bắt đầu học cách lẫy và ngóc đầu. Để tạo “điều kiện” cho con thực hành, mẹ có thể cho bé chơi trên sàn, kể cả những lúc không mặc bỉm.
Bé 3 tháng tuổi biết làm gì

Đã đến lúc nên mua thêm cho con vài “bộ cánh” mới rồi mẹ ơi

2/ Sự phát triển trí não

Thông qua những hoạt động hàng ngày, trí nhớ của bé bắt đầu được hình thành và phát triển một cách nhanh chóng. Bé sẽ học được rằng, nếu khóc sẽ dành được sự chú ý của mẹ. Vì vậy, trong giai đoạn này, thỉnh thoảng mẹ sẽ thấy con “khóc dối”. Chỉ là thỉnh thoảng, con cần được quan tâm thêm một chút nữa thôi mẹ ơi.

Bên cạnh đó, bé cũng đã bắt đầu tự hỏi về những điều xảy ra xung quanh, và cố gắng tìm hiểu chúng. Đó là lý do tại sao bé dành rất nhiều thời gian trong ngày chỉ để nhìn vào bàn tay, hay những món đồ chơ trên đầu của mình.

3/ Kỹ năng vận động

Cổ và hệ cơ của trẻ 3 tháng tuổi đã đủ cứng cáp, và bé có thể dễ dàng kiểm soát các hoạt động của cổ, tay và chân của mình. Nhiều bé đã có thể dùng tay nâng người lên để quan sát hay ngóc cổ lên để tìm kiếm mẹ. Bé cũng có thể tập trung sức lực để đập và nắm lấy những món đồ chơi gần mình. Chân khỏe hơn nên bé bắt đầu đạp, và đá loạn xạ khi nằm ngửa. Thậm chí vào những lúc mẹ không để ý, bé còn có thể bất ngờ lật mình, từ nằm ngửa sang nằm sấp.

4/ Kỹ năng giao tiếp

Không chỉ đơn thuần để bộc lộ cảm xúc, bé giờ đây có thể sử dụng tiếng khóc của mình như một “công cụ” thu hút sự chú ý của mẹ. Bé vẫn sẽ tiếp tục ê, a, lẩm bẩm hoặc cười khúc khích suốt ngày. Không dừng lại ở khả năng bắt chước âm thanh, bé đã học cả cách “sao y” những cử động và biểu cảm trên khuôn mặt mẹ.

5/ Sự phát triển cảm xúc

Không chỉ mỉm cười để đáp lại những người xung quanh, nụ cười của bé bây giờ còn được dùng để thu hút sự chú ý của người khác. Mỗi khi mẹ xuất hiện trong “vùng phủ sóng” của trẻ, bạn có thể nhận thấy bé sẽ cố vẫy tay, đá chân hay cười để thể hiện sự chào đón của mình.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Thông Tin Kinh Doanh