Giải mã về tiếng khóc của thiên thần mè nheo

Viêm miệng, niêm mạc lợi bị sưng sẽ làm cho bé khóc khi ngậm vú và không chịu bú. Nếu mắc bệnh ở não hay màng não, bé có thể sẽ khóc thét liên tục, thỉnh thoảng ngừng một lát, rồi lại tiếp tục, kèm theo nôn mửa.

Mới sinh, bé hay khóc đêm, dỗ mãi không tài nào nín. Nguyên nhân là trẻ sơ sinh khóc dạ đề hay còn lý do nào khác nữa? Mật mã cho ở ngay đây!

Bé hay khóc đêm những tháng đầu sau sinh, dù ba mẹ sử dụng biết bao nhiêu chiêu trò vẫn không thể nào dỗ bé nín. Nhiều người bảo rằng đó là khóc dạ đề, cũng có thể, nhưng đôi khi đó là cách thế hiện mong muốn, nhu cầu của bé với ba mẹ. Bởi vì ngôn ngữ giao tiếp đầu tiên của trẻ với thế giới xung quanh không gì khác ngoài tiếng khóc. Việc giải mã đúng cung bậc khác nhau trong tiếng khóc của bé sẽ giúp ba mẹ hiểu hơn về con yêu của mình, từ đó chăm sóc bé tốt hơn.

Thông thường, tiếng khóc của bé sơ sinh được chia làm hai loại: Tiếng khóc sinh lý và tiếng khóc bệnh lý, với các biểu hiện và âm điệu khác nhau. Bằng cách khóc, bé cho bố mẹ biết mình đang cần gì, đang bị gì để bố mẹ can thiệp, giúp bé nguôi ngoai.
bé hay khóc đêm

Không phải tự nhiên bé khóc đâu ba mẹ ơi, có lý do cả đấy!

1/ Mẹ ơi, con đang đói!

Bé khóc chậm, to, tiếng khóc trước gắn chặt với tiếng khóc sau, hoặc bé khóc rồi dừng lại rồi lại tiếp tục khóc, kèm theo động tác mút tay, rất có thể bé đang đói. Mẹ nên cho bé bú để thỏa mãn cơn thèm ăn, có như vậy bé mới thôi mè nheo được.

2/ Con buồn ngủ lắm rồi!

Để ra dấu cho sự cần ngủ của mình, bé sẽ khóc với tông thấp è è trước tiên, sau đó sẽ khóc to hơn và khóc liên tục nếu không gây được sự chú ý. Lúc này, mẹ chỉ cần ôm ấp, vỗ về, cho bé bú hoặc dỗ dành, bé sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ ngay.

3/ Mẹ ơi, con sợ

Trẻ sơ sinh hay giật mình và khóc thé lên sau đó là hiện tượng bình thường. Môi trường bên ngoài còn quá lạ lẫm với bé so với thế giới bụng bầu ấm áp trước đây. Tiếng khóc của bé lúc này kèm theo chân tay giãy giụa lung tung. Mẹ cần ôm bé vào lòng, vỗ về âu yếm để bé yên tâm hơn.

4/ Bởi vì con khó chịu

Bé hay khóc đêm có thể do đang khó chịu vì bị đầy bụng, cần ợ hơi, hoặc vì tã ướt, cần thay tã, hoặc do thời tiết quá nóng, quá lạnh, không gian ngột ngạt, quá sáng hay ồn ào,… Lúc này, tiếng khóc của bé bình thường, không có gì đặc biệt, khác lạ. Mẹ nên thử nhiều cách để làm bé dễ chịu hơn.

5/ Con đang bị đau

Nếu khóc vì đau, tiếng khóc của con nghe như tiếng hét thất thanh, sau đó bé sẽ im lặng, thở ngắn, hổn hển, nức nở vì vừa đau vừa sợ. Có thể bé đã bị côn trùng cắn, hoặc bị dây chỉ quấn vào tay làm đau. Mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé đau để xoa dịu và giảm đau cho bé.

6/ Đơn giản chỉ vì buồn

Đôi khi bé khóc đơn giản chỉ muốn gây sự chú ý để được mẹ ôm ấp, vỗ về, chơi đùa cùng bé. Trẻ sơ sinh rất cần có thời gian được chơi cùng ba mẹ, cảm nhận tình yêu thương của ba mẹ, bởi điều này rất tốt cho sự phát triển của bé.

7/ Hệ tiêu hóa của con bị trục trặc
bé hay khóc đêm

Có thể do bụng con đang khó chịu nên con mới khóc đấy mẹ ạ!

Khi bị viêm ruột cấp, tiêu hóa trục trặc, ký sinh trùng, bé sẽ khóc thét, tiếng khóc không nhanh, không chậm, đều đều. Khi quan sát mẹ sẽ thấy sắc mặt bé trắng nhợt, vã mồ hôi, bé có thể nôn mửa, tiêu chảy, không cho sờ vào bụng, nếu sờ vào bé sẽ khóc to hơn. Nếu bé khóc trước khi ngủ thường là bé bị giun kim ở cửa hậu môn bò ra, gây ngứa ngáy, khó chịu cho bé.

8/ Bé bị ngạt mũi, đau đầu

Bé sẽ khóc với âm điệu bình thường, đồng thời bé ở trạng thái không yên, dỗ thế nào cũng không nín. Tiếng khóc khác với giọng khóc khàn khàn, bé hay khóc về đêm, kèm theo khó thở, sốt bỏ bú là khả năng bé bị viêm amidan cấp; hay khi bé khóc xong lại thở khò khè, có khả năng bé bị viêm phổi.

Nếu bé bị viêm phổi biến chứng nặng dẫn đến suy tim, tiếng khóc sẽ yếu ớt, xen lẫn tiếng rên ngắt quãng, khi ấy mẹ cần phải đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt, đồng thời theo dõi sát sao các biểu hiện khác của bé.

9/ Khi con bị viêm tai giữa

Bé sẽ khóc không yên, kèm theo sốt, hay lắc đầu, vò tai, nếu mẹ lấy tai ép vào vành tai bé lại càng khóc dữ dội, lúc này cần nghĩ đến nguy cơ bé bị viêm tai giữa.

10/ Bé khóc “dạ đề” do tăng nhu động ruột

Với một số bé sơ sinh, có thể do chưa thích ứng được với môi trường mới nên mắc chứng “khóc đêm” hay còn gọi là khóc “dạ đề”. Các bé này ban ngày rất ngoan, nhưng đến đêm là bắt đầu khóc. Tình trạng này thường kéo dài từ 2 đến 3 tháng sau sinh, và sẽ hết dần khi bé lớn lên.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do bé bị tăng nhu động ruột. Bình thường nhu động ruột của bé điều hòa không đau, nhưng đột nhiên vì một số yếu tố y học chưa xác định được sẽ làm cho nhu động ruột tăng lên, hoạt động không đều gây đau bụng dữ dội làm cho bé khóc, hết cơn thì thôi.

11/ Một số nguyên nhân bệnh lý khác

Thiếu canxi và còi xương giai đoạn đầu sẽ làm bé hay khóc đêm, khóc nhiều, sợ hãi, vã mồ hôi. Nếu bé khóc từng cơn, kèm theo nôn mửa, đại tiện phân lẫn máu, là trẻ có khả năng lồng ruột. Tiếng khóc này của bé sẽ khác với tiếng khóc khi bé đi tiểu tiện, khi đó có thể bé bị viêm đường tiểu. Nếu bé rặn đỏ mặt và khóc nhiều khi đi đại tiện, phân cứng có thể nghĩ đến trường hợp bé bị táo bón.

Viêm miệng, niêm mạc lợi bị sưng sẽ làm cho bé khóc khi ngậm vú và không chịu bú. Nếu mắc bệnh ở não hay màng não, bé có thể sẽ khóc thét liên tục, thỉnh thoảng ngừng một lát, rồi lại tiếp tục, kèm theo nôn mửa.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Thông Tin Kinh Doanh