Nguy cơ sinh non điều cần ngăn chặn ngay!

– Khi có những dấu hiệu bất thường thì ngay lập tức phải đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán sớm và kịp thời chữa trị.

là nỗi lo lắng của tất cả các phụ nữ mang thai, vì nó mang lại những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ sau này. có thể làm trẻ chậm phát triển, bại não, mù lòa thậm chí là tử vong. Vì vậy các mẹ bầu nên quan tâm tìm hiểu nguyên nhân và cách ngăn ngừa nguy cơ trong thai kỳ.

1/ Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sinh non

Nguyên nhân do thai

– Viêm màng ối, vỡ ối non chiếm 30% các ca chuyển dạ sinh non.

– Tình trạng đa thai làm tử cung căng quá mức.

– Các trường hợp thai dị dạng kèm đa ối cũng dễ dẫn đến sinh non.

– Thiểu năng nhau do dinh dưỡng cho thai nhi không đầy đủ cũng thường gây hiện tượng sinh non.

– Nhau tiền đạo, nhau bong non gây xuất huyết trước khi sinh.

Ngăn ngừa
Những chất kích thích như thuốc lá, rượu bia là một trong những nguyên nhân sinh non

Do bệnh lý của mẹ

– Đối với mẹ có tiền căn sinh non, nguy cơ tái phát cũng khá cao chiếm khoảng 25 – 50%.

– Mẹ bị bệnh tim, suy hô hấp, hở eo tử cung, tử cung dị dạng…cũng là những căn bệnh dẫn đến sinh non.

– Trước đây mẹ bị sảy thai, tiền căn nạo.

Các nguyên nhân khác

– Mẹ làm việc quá sức, sống trong môi trường độc hại cũng dẫn đến hiện tượng sinh non.

– Tuổi mẹ quá trẻ hoặc quá lớn tuổi.

– Trong quá trình mang thai, mẹ bầu bị stress nặng.

– Hút thuốc, sử dụng các chất gây nghiện trong thai kỳ.

– Giao hợp thường xuyên có thể gây cơn co tử cung.

– Không được chăm sóc tiền sản cẩn thận làm tăng khả năng sinh non.

2/ Dấu hiệu sinh non bầu cần để ý

– Tăng tiết dịch âm đạo: Đây là hiện tượng đột nhiên bạn cảm thấy âm đạo bị ẩm ướt, có dịch nhầy hay máu thấm ra quần. Lúc này mẹ nên đi khám bác sĩ ngay vì đây là dấu hiện sớm nhận biết sinh non hay không.

– Xuất hiện các cơn co thắt: Khi cảm thấy có những cơn co thắt bụng dưới đồng thời kèm theo những cơn co cơ do chuột rút hoặc chảy máu âm đạo thì đây là dấu hiệu của sinh non.

– Đau thắt lưng: Những cơn đau lưng dưới xảy ra dồn dập mà trước đây không hề hoặc ít xảy ra thì bạn cần gặp bác sĩ.

– Gia tăng áp lực lên khu vực xương chậu: Dấu hiệu này cho thấy thai nhi tụt xuống sâu và đè lên xương chậu làm bạn có cảm giác nặng nề. Hiện tượng giống hệt khi chuẩn bị sinh.

– Buồn nôn: Hiện tượng này bình thường chỉ xảy ra ở 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu thai nhi từ tuần thứ 20 – 37 mà vẫn còn cảm giác buồn nôn, nôn và tiêu chảy thì đây là hiện tượng xấu có thể dẫn đến sinh non.

3/ Ngăn ngừa nguy cơ sinh non
ngăn ngừa nguy cơ sinh non, sinh non, nguy cơ sinh non

Mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng, tập luyện thường xuyên để phòng nguy cơ sinh non

– Mẹ bầu cần được chăm sóc, đảm bảo khẩu phần ăn cân bằng và đầy đủ để cung cấp dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

– Tập thể dục nhẹ nhàng để rèn luyện sức khỏe tuy nhiên tránh những bài tập quá sức.

– Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia và thuốc lá.

– Khi có dấu hiệu sinh non, cần tránh quan hệ vì tinh dịch chứa nhiều prostaglandins, gây co tử cung. Đối với mẹ bầu có thai kỳ bình thường, vẫn có thể “yêu đương” hợp lý.

– Mẹ cần xét nghiệm khí hư và điều trị những bệnh như viêm âm đạo và cổ từ cung vì bệnh lý này có thể là nguyên nhân gây sinh non.

– Đối với phụ nữ bị cao huyết áp, tiểu đường cần được theo dõi và điều trị kịp thời sẽ giúp tránh được khả năng sinh non.

– Sử dụng thuốc giảm co để ở những người có nguy cơ cao. Lưu ý chỉ dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ.

– Ở những trường hợp hở eo tử cung, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thủ thuật khâu vòng cổ tử cung.

– Khi có những dấu hiệu bất thường thì ngay lập tức phải đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán sớm và kịp thời chữa trị.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Thông Tin Kinh Doanh