Viêm phổi ở trẻ và cách phòng và điều trị

Nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời, đặc biệt khi nhận thấy những dấu hiệu nguy hiểm như co giật, sốt cao, co lõm lồng ngực khi thở, thở khò khè

Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ, đặc biệt đối với trẻ có hệ miễn dịch yếu. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Do đó, việc phòng và điều trị bệnh phổi ở trẻ cần phải được hết sức lưu ý.

Nguyên nhân gây bệnh phổ ở trẻ

Bệnh phổi là bệnh lý nhiễm trùng nhu mô phổi do các vi khuẩn như liên cầu khuẩn hoặc virus cúm A gây ra. Thông thường, trẻ rất dễ mắc phải căn bệnh cấp tính nguy hiểm này khi:
Một số cách phòng và điều trị bệnh viêm phổi cho bé mẹ nên biết

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phổi là để trẻ tắm quá lâu

Trẻ bị nhiễm lạnh do ngâm nước quá lâu;
Trẻ thường xuyên ăn đồ lạnh;
Trẻ bị ra mồ hôi nhiều, đặc biệt là vùng lưng nhưng không được làm khô người đúng cách;
Thay đổi thời tiết đột ngột dễ khiến trẻ nhiễm lạnh;
Trẻ nằm điều hòa nhiều, dễ bị nóng lạnh đột ngột do chênh lệch cao về nhiệt độ giữa trong nhà và bên ngoài;
Trẻ tắm ngay sau khi chơi mà chưa lau khô mồ hôi;
Trẻ ốm yếu, suy dinh dưỡng có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn những trẻ khác;
Trẻ đi biển tiếp xúc nhiều giờ với nắng, gió;
Trẻ bị lây bệnh khi tiếp xúc với người bị bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính như viêm mũi, họng, viêm phế quản,…các bệnh này nếu để lâu sẽ biến chứng thành viêm phổi.

Triệu chứng bệnh phổi ở trẻ

Trẻ sốt cao 39-40 độ C
Ho khan sau đó chuyển sang ho có đờm (màu xanh hoặc vàng)
Thở nhanh và khó khăn: hơn 60 lần trong một phút đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi, hơn 50 lần một phút với trẻ 2 tháng đến 12 tháng tuổi và hơn 40 lần một phút với trẻ 1-5 tuổi.
Tức ngực: Tức ở 1 vùng quanh ngực, tăng dần sau khi ho
Trẻ bị co lõm lồng ngực trong khi thở
Trẻ bỏ ăn, bỏ bú, co giật hoặc ngủ ly bì là những triệu chứng nguy hiểm

Cách xử lý và điều trị khi trẻ bị viêm phổi
Những phương pháp phòng tránh và cách điều trị khi trẻ mắc bệnh viêm phổi

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi trẻ có biểu hiện sốt cao, hơi thở nặng vfa co giật

Sử dụng kháng sinh phù hợp với trẻ, kết hợp thuốc hạ sốt, giảm đau, long đờm theo hướng dẫn của bác sĩ
Bổ sung dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, tránh gió lùa, cho trẻ uống và lau người bằng nước ấm
Sử dụng các loại thảo dược, thuốc nam an toàn cho trẻ trong điều trị ho như mật ong hấp chanh/quất, các loại thuốc trị ho có nguồn gốc thiên nhiên
Nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời, đặc biệt khi nhận thấy những dấu hiệu nguy hiểm như co giật, sốt cao, co lõm lồng ngực khi thở, thở khò khè

Phòng bệnh viêm phổi cho trẻ vào mùa hè

Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến khi trẻ 2 tuổi. Trẻ sẽ được trang bị hệ đề kháng khỏe mạnh
Hạn chế cho trẻ ăn, uống đồ lạnh như các loại kem, nước lạnh
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ
Hạn chế cho trẻ nằm điều hòa trong thời gian dài, nên để nhiệt độ điều hòa dưới 25 độ C
Cho trẻ chơi trong phòng thoáng gió để tránh ra mồ hôi
Lau khô mồ hôi cho trẻ sau khi chơi và trước khi tắm cho trẻ
Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, có độ thấm hút tốt để thấm mồ hôi
Không để trẻ chơi gần nơi nhiều khói, bụi
Không cho trẻ tắm/ngâm nước quá lâu dễ khiến trẻ bị cảm lạnh
Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch
Cách ly trẻ với những người bị nhiễm cúm, lao phổi để tránh bị lây nhiễm

Để trẻ luôn khỏe mạnh trong mùa hè oi bức, bố mẹ cần chú ý bên cạnh việc phòng ngừa các biến chứng xảy ra, cần quan tâm nhiều đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Trẻ có sức khỏe tốt, hệ miễn dịch càng khỏe thì khả năng lây và mắc bệnh viêm phổi càng cao. Đồng thời ghi nhớ những cách phòng và điều trị bệnh nêu trên để giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh nhất. Chúc bố mẹ và các bé luôn mạnh khỏe

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Thông Tin Kinh Doanh