Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 2: Mong vạn sự khởi đầu nan

Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì 3 bữa lớn mỗi ngày, mẹ bầu nên ăn từ 5-6 bữa nhỏ, và một số lần ăn vặt thêm. Cách này giúp ổn định đường huyết, giữ dạ dày luôn trong trạng thái no, giảm buồn nôn.

Sang tháng thứ hai, bé cưng không còn là một phôi thai mà chính thức được xem như một bào thai, với gần như đầy đủ cơ quan của một “con người nhỏ bé”. Mẹ có muốn biết trong giai đoạn này thế nào? Đừng bỏ lỡ những thông tin sau đây. Có rất nhiều điều mẹ cần biết thêm về con đấy

bây giờ đã to gấp 10,000 lần so với lúc mới thụ tinh

Sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ hai đạt tốc độ kinh ngạc. Bé bây giờ đã “to” gấp 10.000 lần so với lúc vừa mới thụ tinh, và đã có đủ một số bộ phận cơ bản như não, phổi, gan và dạ dày. Các tế bào xương đầu tiên sẽ xuất hiện trong thời gian này. Mí mắt được tạo thành và phát triển nhưng vẫn còn “niêm phong”. Tai trong được hình thành, nổi rõ như chồi non. Mắt cá chân, ngón chân, cổ tay, ngón tay, và bộ phận sinh dục đang phát triển. Tuy nhiên, nếu muốn biết con là công chúa hay hoàng tử, mẹ phải chờ thêm một thời gian nữa.

Trong giai đoạn này, sự phát triển của thai nhi chủ yếu tập trung vào bộ não, với tốc độ ‘thần tốc” 100 tế bào mỗi phút. Chính vì vậy, việc bổ sung a-xít folic trong giai đoạn này cưc kỳ quan trọng, giúp thai nhi giảm 50-70% nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh.

Để đánh dấu sự phát triển của mình, từ cuối tháng thứ hai bé cưng chính thức được gọi là một bào thai và đã có hình dạng của một con người bé nhỏ rồi mẹ nhé! Nghe có vẻ to tát, nhưng thực tế, mỗi ngày bé cưng chỉ lớn lên được khoảng 1mm mỗi ngày. Thậm chí, cho đến hết tháng thứ hai này, con cũng chỉ to bằng một quả mâm xôi với chiều dài khoảng 1,6 cm và nặng khoảng 1g thôi mẹ ơi.

Sự thay đổi của mẹ

Giống như tháng thứ nhất, sang tháng thứ hai, mẹ vẫn giữ được nét thon thả vì cơ thể chưa có sự thay đổi nào rõ rệt. Tuy nhiên, nếu chịu khó để ý, mẹ có thể dễ dàng phát hiện, vùng “núi đôi” của mình có vẻ “chật chội” và căng tức hơn mọi ngày. Đây là “hệ quả” của việc gia tăng hormone trong thai kỳ.

Ngoài ra, bầu cũng dễ dàng cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ hơn trong giai đoạn này. Do mệt mỏi và sự gia tăng hormone, một số mẹ bầu cũng sẽ dễ cảm thấy cáu gắt và thay đổi tâm trạng liên tục. Đặc biệt, ốm nghén là một trong những dấu hiệu mang thai dễ nhận biết nhất. Bầu có thể cảm thấy buồn nôn dữ dội mỗi sáng thức dậy hoặc khi “nghe” thấy một mùi đặc trưng nào đó. Không chỉ vậy, khẩu vị của bạn cũng đặc biệt thay đổi trong tháng thứ hai này. Trong khi một số sẽ muốn ăn đồ ngọt, số khác sẽ cảm thấy thèm chua kinh khủng.

Mách bầu cách “hạ gục” cơn ốm nghén

Cảm giác buồn nôn liên tục khiến bầu không muốn “nạp” thêm bất cứ món nào vào bụng? Không được đâu bạn nhé, việc bổ sung dinh dưỡng giờ đây không chỉ tốt cho sức khỏe mẹ bầu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi nữa đấy. Tham khảo những bí kíp sau đây để giảm bớt khó chịu do cơn ốm nghén mang lại nhé!

Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì 3 bữa lớn mỗi ngày, mẹ bầu nên ăn từ 5-6 bữa nhỏ, và một số lần ăn vặt thêm. Cách này giúp ổn định đường huyết, giữ dạ dày luôn trong trạng thái no, giảm buồn nôn.
“Nhâm nhi” trước khi rời khỏi giường: Khởi đầu ngày mới với một ít bánh quy là cách đơn giản giúp bạn hạn chế bớt những cơn ốm nghén buổi sáng.
“Kết bạn” với gừng và chanh: Bất cứ khi nào cảm thấy buồn nôn, một ly trà gừng với lát chanh mỏng sẽ dập tắt ngay cảm giác khó chịu của bạn.
Uống nhiều nước: Bầu có biết càng thiếu nước, cơ thể sẽ càng dễ cảm thấy buồn nôn? Vì vậy, chăm uống nước lên bầu nhé!

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Thông Tin Kinh Doanh